Xây Dựng

Trước xu thế đô thị hóa ngày càng phát triển, xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội ngày càng được chú trọng, thì nhu cầu nguồn nhân lực của ngành Kỹ thuật công trình xây dựng cũng ngày càng lớn. Câu hỏi “Học ngành Kỹ thuật xây dựng ra trường làm gì?” cũng được nhiều phụ huynh và các thí sinh quan tâm trong mùa tuyển sinh năm nay.

Ngành Xây dựng là gì

Định nghĩa: Chi nhánh sản xuất và thương mại dựa trên việc xây dựng, bảo trì và sửa chữa các công trình kiến ​​trúc. Điều này bao gồm khoan và thăm dò khoáng sản rắn. (theo wiki )

Nguồn định nghĩa: Phân loại công nghiệp tiêu chuẩn

Trong bối cảnh được sử dụng rộng rãi nhất, xây dựng bao gồm các quá trình liên quan đến việc cung cấp các tòa nhà , cơ sở hạ tầng (ví dụ như đường, cầu, đường hầm và đập), các cơ sở công nghiệp và các hoạt động liên quan cho đến cuối vòng đời của chúng. Nó thường bắt đầu với việc lập kế hoạch , tài chính và thiết kế , và tiếp tục cho đến khi tài sản được xây dựng và sẵn sàng sử dụng; xây dựng cũng bao gồm công việc sửa chữa và bảo trì, bất kỳ công việc nào để mở rộng, kéo dài và cải thiện tài sản, và việc phá dỡ , tháo dỡ hoặc ngừng hoạt động cuối cùng của nó .

Ngành Xây dựng là gì
Ngành Xây dựng là gì

Xem thêm : Kiến Trúc

Các hạng mục công nghiệp xây dựng:

Công nghiệp xây dựng công trình : Tất cả các tổng thầu và các nhà xây dựng hoạt động chủ yếu tham gia vào việc xây dựng khu dân cư, trang trại, công nghiệp, thương mại hoặc các tòa nhà khác. (Nguồn định nghĩa: Phân loại công nghiệp tiêu chuẩn)

Công nghiệp xây dựng nặng : Tất cả các tổng thầu chủ yếu tham gia vào lĩnh vực xây dựng nặng ngoài xây dựng, chẳng hạn như đường cao tốc và đường phố, cầu, cống, đường sắt, công trình thủy lợi, dự án kiểm soát lũ lụt và công trình biển. Điều này bao gồm các nhà thầu thương mại đặc biệt chủ yếu tham gia vào các hoạt động thường không được thực hiện trên các tòa nhà, chẳng hạn như phân loại đường cao tốc hoặc loại bỏ đá dưới nước. Điều này không bao gồm các nhà thầu thương mại đặc biệt chủ yếu tham gia vào các hoạt động được thực hiện trên các tòa nhà (xem Xây dựng – Nhà thầu Thương mại Đặc biệt). (Nguồn định nghĩa: Phân loại công nghiệp tiêu chuẩn)

Ngành xây dựng thương mại đặc biệt : Tất cả các nhà thầu thương mại đặc biệt thực hiện các hoạt động thuộc loại chuyên ngành xây dựng công trình, bao gồm cả công việc xây dựng nhà di động hoặc cho cả các dự án xây dựng và phi xây dựng. Điều này bao gồm các dự án như sơn, thi công điện, hệ thống ống nước, v.v. Điều này không bao gồm các hoạt động chuyên về xây dựng hạng nặng (xem Xây dựng hạng nặng Khác với Xây dựng công trình – Nhà thầu). (Nguồn định nghĩa: Phân loại công nghiệp tiêu chuẩn)

Học ngành Kỹ thuật Xây dựng ra trường làm gì ?

Khi Việt Nam gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) đã mở ra nhiều cơ hội cho lao động Việt Nam với dự báo sẽ tăng trưởng mạnh mẽ việc làm trong các lĩnh vực xây dựng, giao thông vận tải, dệt may, chế biến thực phẩm,… Do đó, cơ hội việc làm đối với ngành Kỹ thuật công trình xây dựng là rất nhiều.

Học ngành Kỹ thuật Xây dựng ra trường làm gì ?
Học ngành Kỹ thuật Xây dựng ra trường làm gì ?

Hiện nay, công việc của một kỹ sư xây dựng có thể chia thành ba nhóm sau:

Kỹ sư Xây dựng làm việc ngoài công trường: Ở vị trí này, những kỹ sư sẽ đảm nhận những công việc trực tiếp ngoài hiện trường dự án, bao gồm các công tác từ thiết kế, thi công, giám sát, thẩm định đến nghiệm thu các công trình xây dựng. Đây là vị trí trực tiếp can thiệp đến các dự án, công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp, được gọi chung là các kỹ sư hiện trường tại các doanh nghiệp, công ty xây dựng và tư vấn xây dựng; các cơ quan nhà nước có trách nhiệm quản lý xây dựng như các sở, ban ngành xây dựng, các ban quản lý dự án, phòng xây dựng các quận, huyện

Kỹ sư Xây dựng làm việc trong công xưởng: Ở vị trí này, những kỹ sư sẽ đảm trách công tác liên quan đến thiết kế, thi công, quản lý chất lượng trong các công xưởng xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng … Các vị trí quan trọng có thể kể đến như: Kỹ sư giám sát nội bộ, kỹ sư quản lý chất lượng, kỹ sư quản lý dây chuyền …

Kỹ sư xây dựng làm việc trong văn phòng: Ở vị trí này, những kỹ sư sẽ đảm trách các công việc liên quan đến công tác thiết kế, dự toán và thẩm tra thiết kế các công trình xây dựng. Các thí sinh tốt nghiệp ngành Xây dựng, đặc biệt là ngành Quản lý xây dựng có thể làm việc trong các văn phòng với các vị trí như Tư vấn viên xây dựng, Chuyên viên lập dự toán, Chuyên viên thiết kế kỹ thuật, Chuyên viên thẩm tra thiết kế xây dựng tại các công ty, tập đoàn xây dựng hoặc làm công tác giảng dạy, nghiên cứu tại các Viện, Cơ quan nghiên cứu hoặc các cơ sở đào tạo ngành Xây dựng.

Để đảm bảo sinh viên tốt nghiệp ra trường có thể bắt tay ngay vào công việc theo đúng yêu cầu của nhà tuyển dụng mà không bị bỡ ngỡ, tại Trường Cao đẳng công nghệ và thương mại Hà Nội (Htt.edu.vn), sinh viên còn được chú trọng đào tạo Tiếng Anh và tác phong công nghiệp (tính kỷ luật và trách nhiệm) bên cạnh các kỹ năng mềm cần thiết nhằm giúp sinh viên có thể tìm và đọc hiểu những tài liệu chuyên ngành cần thiết, cập nhật các kiến thức mới nhất,…

Như vậy, với những điều đã trình bày, có lẽ “Học ngành Kỹ thuật xây dựng ra trường làm gì?” đã không còn là một câu hỏi khó. Tuy nhiên, bạn có phù hợp để theo học ngành Kỹ thuật công trình xây dúng không, ngành kỹ thuật công trình xây dựng xét tuyển những tổ hợp môn nào,… là những câu hỏi bạn sẽ phải tiếp tục trả lời nếu thực sự mong muốn theo đuổi ngành Kỹ thuật công trình xây dựng và trở thành một kỹ sư xây dựng thành công trong tương lai.

Ngành xây dựng đối mặt với tình trạng thiếu nhân lực – Cơ hội vàng cho công tác tuyển sinh đào tạo

“Đội ngũ công nhân ngành Xây dựng – những người trực tiếp lao động tạo ra thực thể công trình còn thiếu về số lượng, ít về chất lượng. Tỷ lệ lao động thủ công, lao động nông nhàn chưa qua đào tạo còn khá cao”. Đó là đánh giá của Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và Đô thị (Bộ Xây dựng).

Hiện toàn ngành có hơn 204 nghìn công nhân lao động , trong khi đó lại có tới gần 91 nghìn người là cán bộ, viên chức trong các doanh nghiệp. Như vậy số lượng công nhân chỉ gấp hơn 2 lần số lượng cán bộ, viên chức.

Năng lực, tính chuyên nghiệp của đội ngũ Công nhân lao động cũng là một hạn chế:

  • Số lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp nghề chỉ chiếm tỷ lệ 11,8%
  • Số thợ bậc cao (bậc 6,7) chỉ chiếm khoảng 7% nhân lực ngành.

Theo số liệu của Bộ xây dựng, cơ cấu nguồn nhân lực của ngành (tỷ lệ cơ cấu kỹ sư, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân học nghề) là 1:1, 3:3; trong khi đó, với các nước trên thế giới, tỷ lệ này là 1:4:10.

Với tỷ lệ này, ngành xây dựng đang tồn tại tình trạng thừa thầy thiếu thợ. Vì thế, tại nhiều công trình lớn đang tồn tại cảnh lao động là người chưa qua đào tạo, lao động nông nhàn làm việc thay cho công nhân kỹ thuật.
Cần sự đổi mới về đào tạo.

Xem thêm : Công nghệ Thông tin

Hiện nay số lượng người được đào tạo nghề có tăng nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngành và không cân đối giữa các trình độ đào tạo. Đào tạo ở bậc cao đẳng, đại học tăng quá nhanh trong khi đào tạo nghề và trung học tăng chậm hơn, làm cho cơ cấu nguồn nhân lực theo trình độ càng thêm bất hợp lý.

Theo đánh giá của các chuyên gia, chương trình đào tạo ở các cấp học, bậc học còn nặng về lý thuyết, ít thời gian thực hành, chưa thực sự gắn bó với nhu cầu sử dụng, với tiến bộ khoa học công nghệ và công việc thực tế mà người học khi ra trường phải đảm nhận. Kết quả là khi ra trường, sinh viên phải mất khá nhiều thời gian để làm quen với công việc, và hầu hết các đơn vị tuyển dụng phải tiến hành bổ túc hay đào tạo bổ sung, đào tạo lại.

Ngành Xây dựng là bộ phận quan trọng của nền kinh tế, có nhiệm vụ xây dựng cơ sở hạ tầng trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước. Để hoàn thành nhiệm vụ đặt ra, ngành Xây dựng cần được quan tâm phát triển về mọi mặt, đặc biệt là yêu tố nguồn nhân lực. Vì vậy, cần sớm đưa ra những giải pháp, các chính sách về đãi ngộ, thu hút nhân lực cũng như rà soát lại chương trình đào tạo, đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị, nâng cao trình độ giáo viên.

Học ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng ở đâu ?

Hiện nay tại Việt Nam, có rất nhiều cơ sở đào tạo ngành Xây dựng với nhiều chuyên ngành khác nhau, đặc biệt có những trường có kinh nghiệm và thâm niên trong ngành như : Đại học Xây dựng, Đại học kiến trúc, Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội …

Tùy theo năng lực, mong muốn của bản thân và điều kiện gia đình, các thí sinh có thể lựa chọn cho mình địa chỉ đào tạo uy tín để theo đuổi ngành học mình yêu thích.

Bằng cấp Xây dựng
Bằng cấp Xây dựng